Nếu mục tiêu của các bạn khi đi du học Canada là để lấy được thẻ xanh (mình sẽ gọi tắt là PR từ bây giờ), thì các bạn nên xác định mục tiêu trước 3-8 năm (mình là 7 năm).
Mình hiểu là do hoàn cảnh nên nhiều bạn phải tự đi làm để trang trải cho bạn thân và đi học nên thực sự rất khó. Mình cũng chỉ trả được 1/3 chi phí khi vừa đi học và làm (còn lại phải xin bố mẹ ><) nhưng chính vì thế nên bạn mới phải đặt câu hỏi từ sớm là các bạn muốn bước đi trên con đường nào. Hiện tại thì mình thấy có 2 lựa chọn như sau:
- Đi học và làm.
- Thời gian: 3-8 năm
- Tổng chi phí: $185,000 – $200,000 (tính cả học trung học, chi phí sống hàng tháng) nếu bạn thực sự tiết kiệm
- Làm hôn thê giả (không hề phải ngại ngùng gì nhé ạ vì mục đích cuối cùng là như nhau thôi)
- Thời gian: 1-3 năm
- Tổng chi phí: $120,000 (tính cả chi phí sống hàng tháng và chi phí tìm người) nếu bạn thực sự tiết kiệm.
Nếu các bạn lựa chọn số 1 như mình thì đọc tiếp bên dưới nhé ạ.
Sau khi tốt nghiệp du học, học hệ nào đi nữa tại Canada, để bạn được quyền nộp PR, bạn cần thoả mãn một số điều kiện và đạt được đủ điểm (dựa theo tiêu chí nêu dưới) để được chính phủ Canada gửi thư mời làm PR (Invitation to Apply – ITA). Sau đây là những điều kiện và mục tiêu các bạn nên cân nhắc có thể đạt được hay không khi chọn còn đường làm PR bằng cách phổ biến nhất (Express Entry).
Thứ nhất: Chương trình làm PR phổ biến mà chính phủ Canada hỗ trợ có lẽ là Express Entry.
- Chương trình Express Entry có 3 loại:
- Federal Skilled Worker Program
- Federal Skilled Trades Program
- Canadian Experience Class
Trong bài thảo luận này mình sẽ nói về Canadian Experience Class vì đó là loại mình đã làm nên mình biết rõ hơn. 2 loại khác thường là các bạn đã có kinh nghiệm đi làm ở Việt Nam trước khi qua Canada rồi.
- Làm thế nào để được xét duyệt làm PR qua Canadian Experience Class? Bạn phải đạt được ít nhất cả 2 chỉ tiêu dưới đây.
Thứ hai: Sau khi bạn đạt được mức yêu cầu thấp nhất để được xét tuyển Canadian Experience Class, kĩ năng và trình độ học vấn cùng một vài các yếu tố khác của bạn sẽ được xét để tính điểm CRS (điểm dùng để so sánh bạn và những người khác làm chung chương trình PR này). Mình sẽ không nêu chi tiết các thang điểm mà mình chỉ dùng ví dụ thang điểm thấp nhất – CRS: 499 (mình gọi là thấp nhất nhưng nếu bạn đạt được điểm trên bạn đã chắc chắn một suất được mời làm PR rồi vì các bạn quá giỏi | trước đây chỉ cần CRS 440 nhưng vì sau covid có nhiều hồ sơ điểm cao bị bỏ lại phía sau nên bây giờ có lẽ thang điểm sẽ lấy cao lên rất nhiều). Các yếu tố để tính điểm như sau:
Độ tuổi: từ 0-110 điểm CRS
- Bạn sẽ được điểm cao nhất nếu như bạn trong độ tuổi từ 20-29 và bạn sẽ được 110 điểm nếu hiện tại bạn nộp hồ sơ một mình thay vì nộp chung với vợ/chồng (mình sẽ để là mình nộp hồ sơ một mình ở trong bài này vì lúc mình làm mình cũng đang độc thân @@)
Trình độ học vấn: từ 0-150 điểm CRS
- Bạn sẽ được điểm cao nhất nếu như bạn có bằng tiến sĩ (Pd. D.) và bạn nộp hồ sơ một mình.
- Bạn nên đạt được ít nhất là một bằng đại học (khóa học từ 3 năm trở lên) và bạn sẽ được 120 điểm nếu bạn nộp hồ sơ một mình.
Điểm thi ngôn ngữ thứ 1: từ 0-136 điểm CRS
- Bạn sẽ được điểm cao nhất nếu như bạn thi IELTS được điểm như trong hình dưới (các bạn có thể thi bằng khác mà không phải là IELTS).
- Các bạn nên lấy được hết 136 điểm vì đây có lẽ là chỉ tiêu đỡ mất thời gian nhất và hoàn toàn có thể làm được.
Điểm thi ngôn ngữ thứ 2: từ 0-24 điểm CRS
- Bạn sẽ được điểm cao nhất nếu như bạn thi TEF hoặc TCF (tiếng Pháp) được điểm như trong hình dưới (các bạn có thể thi bằng khác mà không phải là IELTS).
Cái này thì cực kì khó nên bạn có thể làm các chỉ tiêu dưới đây mà không cần làm chỉ tiêu này
Kinh nghiệm đi làm: từ 0-80 điểm CRS
- Bạn sẽ được điểm cao nhất nếu như bạn có 5 năm (hoặc hơn) kinh nghiệm đi làm và bạn nộp hồ sơ một mình
- Bạn nên đạt được ít nhất là 2 năm kinh nghiệm (có thể đạt được bằng cách đi làm sau khi nhận được PGWP) và bạn sẽ đạt được 53 điểm nếu bạn nộp hồ sơ một mình.
Điểm vợ/chồng nếu nộp hồ sơ cùng nhau: từ 0-40 điểm dựa theo kĩ năng và trình độ học vấn của vợ/chồng (vì mình làm lúc độc thân nên mình sẽ không bình luận gì về phần này). Mặc dù là 0-40 nhưng nếu bạn đăng kí hồ sơ cùng vợ/chồng thì bạn đã mất điểm ở bước 1-3 rồi nên bạn nên cân nhắc là nộp hồ sơ một mình hoặc nộp chung với vợ/chồng
Trình độ ngôn ngữ và học vấn tiếp: từ 0-50 điểm CRS
- Bạn sẽ được điểm cao nhất nếu bạn có hai bằng cấp (hoặc hơn) ở mức độ hơn trung học phổ thông (cao đẳng và đại học) và một trong những bằng đó là cho khóa học trong vòng 3 năm hoặc hơn + trình độ ngôn ngữ CLB 9 cho tất cả kĩ năng nghe đọc và nói.
- Bạn nên hướng tới 25 điểm tức là có một bằng cấp hơn trung học phổ thông và trình độ ngôn ngữ CLB 9.
Trình độ học vấn và kinh nghiệm đi làm: từ 0-50 điểm CRS
- Bạn sẽ được điểm cao nhất nếu bạn có hai bằng cấp (hoặc hơn) ở mức độ hơn trung học phổ thông (cao đẳng và đại học) và một trong những bằng đó là cho khóa học trong vòng 3 năm hoặc hơn + 2 năm kinh nghiệm đi làm ở trong Canada
- Bạn nên hướng tới 25 điểm bằng cách có một bằng cấp hơn trung học phổ thông và có 2 năm kinh nghiệm đi làm.
Kinh nghiệm đi làm ngoài Canada: từ 0-50 điểm CRS
- Bạn sẽ được điểm cao nhất nếu bạn có 3 năm (hoặc hơn) kinh nghiệm đi làm ở ngoài Canada.
- Cái này có thể bạn không cần vì nếu có nhiều kinh nghiệm làm ngoài Canada như vậy thì bạn có thể làm PR bằng 2 loại khác (Federal Skilled Worker Program và Federal Skilled Trades Program).
Kinh nghiệm đi làm ngoài Canada và trong Canada: từ 0-50 điểm CRS:
- Bạn sẽ được điểm cao nhất nếu bạn có 3 năm (hoặc hơn) kinh nghiệm đi làm ở ngoài Canada và hơn 2 năm kinh nghiệm làm ở trong Canada
- Cái này có thể bạn không cần vì nếu có nhiều kinh nghiệm làm ngoài và trong Canada như vậy thì bạn có thể làm
PR bằng 2 loại khác (Federal Skilled Worker Program và Federal Skilled Trades Program).
Chứng chỉ chuyên nghiệp (như chứng chỉ thợ hàn chuyên nghiệp,…): từ 25-50 điểm
- Bạn sẽ được điểm cao nhất nếu bạn có chứng chỉ chuyên nghiệp và trình độ ngôn ngữ CLB 7 hoặc hơn
- Cái này có thể bạn không cần vì nếu có trình độ nghề nghiệp và ngôn ngữ như vậy, sẽ có rất nhiều cách khác để làm PR.
Điểm thưởng: Các điểm sau sẽ cực kì hữu ích vì từ bước 1-11 các bạn chỉ có 469 điểm.
- Anh/chị/em đã là thường chú nhân hoặc công dân Canadian – được cộng 15 điểm
- Trình độ ngôn ngữ Pháp được NCLC 7 hoặc hơn trong tất cả kĩ năng nghe nói đọc viết – được cộng 25 điểm
- Trình độ ngôn ngữ Pháp được NCLC 7 hoặc hơn trong tất cả kĩ năng nghe nói đọc viết và trình độ tiếng Anh được CLB 5 hoặc hơn trong tất cả kĩ năng nghe nói đọc viết – được cộng 50 điểm
- Bằng cấp ở trình độ hơn trung học phổ thông (khóa học 1 hoặc 2 năm) ở Canada (nói chung là đi học ở Canada) – được cộng 15 điểm
- Bằng cấp ở trình độ hơn trung học phổ thông (khóa học 3 năm hoặc hơn) ở Canada (nói chung là đi học ở Canada) - được cộng 30 điểm
- Được công ty bảo lãnh và nghề của bạn thuộc NOC 00 – được cộng 200 điểm
- Được công ty bảo lãnh và nghề của bạn thuộc NOC 0, A, hoặc B – được cộng 50 điểm
- Được tỉnh thành bảo lãnh – được cộng 600 điểm
Trong các điểm thưởng trên các bạn có lẽ sẽ được cộng thêm 30 điểm (vì đi học ở Canada) nếu không có công ty bảo lãnh và bạn không học tiếng Pháp và bạn không có anh chị em ruột thịt là thường trú nhân hoặc công dân Canada.
Vậy là qua 12 chỉ tiêu trên các bạn đã đạt được tổng số điểm 499 điểm.
Cảm ơn mọi người đã đọc và chúc may mắn.